+1-800-997-1228
Cơ Sở EB-5

Chương trình Nhà đầu tư Nhập cư Quốc tế

Chương trình Nhà đầu tư Nhập cư Quốc tế

Cũng giống như Hoa Kỳ, nhiều quốc gia đã áp dụng chương trình EB-5 visa cấp quyền nhập cư cho nhà đầu tư. Mục đích của những chương trình này là tăng nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc đưa ra những ưu đãi cho những ai muốn thực hiện đầu tư có quy mô. Yêu cầu của chương trình đầu tư nhập cư ở mỗi nước là khác nhau. Tình trạng cư trú của nhà đầu tư ở mỗi nước cũng khác nhau. Một vài quốc gia cho phép nhà đầu tư thường trú hoàn toàn trong khi các quốc gia khác chỉ cho phép nhập cư có điều kiện. Bốn chương trình EB-5 visa tương tự như Hoa Kỳ là chương trình visa đầu tư của Úc, Canada, New Zealand và Vương quốc Anh.

Visa nhà đầu tư tại Úc

Nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội nhập cư vào Úc thông qua loại visa nhà đầu tư. Không giống chương trình EB-5 cho phép thường trú, visa nhà đầu tư của Úc chỉ cho phép người nước ngoài nhập cư tạm thời trong bốn năm. Người được cấp visa này có thể xin cấp visa thường trú khác vào cuối thời kỳ cư trú có điều kiện. Để được cấp visa nhà đầu tư, đương đơn phải đầu tư 1.500.000 đô la Úc vào một công ty của Úc và nhận phần quyền sở hữu trong đó. Nhà đầu tư phải chưa đến 45 tuổi và có tài sản ròng là 2.250.000 đô la Úc. Nhà đầu tư cũng cần thành thạo tiếng Anh. Đồng thời nhà đầu tư phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh và có hồ sơ kinh doanh xác thực. Thời gian đầu tư là 4 năm.

Chương trình Nhà đầu tư Nhập cư Canada

Nhà đầu tư nước ngoài có thể cư trú tại Canada thông qua chương trình Nhà đầu tư Nhập cư Liên bang. Khác với chương trình nhà đầu tư nhập cư của các quốc gia khác, theo chương trình này nhà đầu tư sẽ được cấp thường trú sau khi hoàn tất Chương trình Nhà đầu tư Nhập cư Liên bang. Nhà đầu tư cần phải có khoản đầu tư 800.000 đô la Canada để có đủ tiêu chuẩn cho Chương trình Nhà đầu tư Nhập cư. Chương trình đầu tư này do Sở Nhập tịch và Di trú Canada (CIC) quản lý và nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế cho các tỉnh thành của Canada. Nhà đầu tư cần có vốn ròng tối thiểu là 1.600.000 đô la Canada để tham gia chương trình. Thời gian đầu tư là 5 năm 2 tháng. Khoản đầu tư chính thức không kể lãi sẽ được hoàn trả cho nhà đầu tư vào cuối giai đoạn đầu tư. Hiện nay, có khoảng 700 đương đơn theo Chương trình Nhà đầu tư Nhập cư Liên bang. Tuy nhiên vẫn có nhiều tồn đọng trong những đơn xin Chương trình Nhà đầu tư Nhập cư Liên bang khiến các nhà đầu tư phải đợi gần 12 năm để những đơn xin mới được xử lý.

Loại Visa Nhà đầu tư và Visa Nhà đầu tư Cao cấp của New Zealand

Nhà đầu tư nhập cư có thể xin thường trú tại New Zealand thông qua loại visa Nhà đầu tư và visa Nhà đầu tư Cao cấp. Nhà đầu tư cần đáp ứng nhiều yêu cầu để được cấp visa Nhà đầu tư. Đương đơn cần đầu tư 1.500.000 đô la NZD vào một doanh nghiệp New Zealand. Nhà đầu tư không được quá 65 tuổi và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong kinh doanh. Đồng thời họ cần đáp ứng yêu cầu về khả năng tiếng Anh. Nguồn quỹ đầu tư phải được duy trì trong bốn năm đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể xin visa nhà đầu tư Cao cấp của New Zealand. Đương đơn xin visa Nhà đầu tư Cao cấp phải đầu tư 10.000.000 đô la NZD trong ba năm đầu tư. Không yêu cầu về ngôn ngữ, tuổi tác và kinh nghiệm đối với những đương đơn xin visa Nhà đầu tư Cao cấp .

Visa Đầu tư Vương quốc Anh Hạng 1

Nhà đầu tư nhập cư có thể xin cư trú tại Vương quốc Anh nếu có Visa Đầu tư Hạng 1. Mặc dù Visa Đầu tư Hạng 1 chỉ cho phép thường trú nhưng người có visa Hạng 1 có thể xin thường trú sau khi có visa 5 năm. Nhà đầu tư nhập cư phải đầu tư 1 triệu bảng Anh mới được xin cấp visa Nhà đầu tư Hạng 1. Trong đó, 750.000 bảng Anh phải đầu tư vào trái phiếu chính phủ Anh, vốn vay, hoặc vốn cổ phần trong một công ty đăng ký hoạt động tại Vương quốc Anh. 250.000 bảng Anh còn lại có thể đầu tư vào bất cứ cơ sở kinh doanh nào tại Vương quốc Anh mà nhà đầu tư mong muốn. Đương đơn cũng phải đáp ứng yêu cầu Tiếng Anh và phải sinh sống tại Vương quốc Anh ít nhất là một nửa thời gian trong toàn bộ quá trình đầu tư kéo dài ba năm.

Bổ sung nhận xét của bạn

Sử dụng tài khoản Facebook để thêm bình luận, tuân theo Điều Khoản Dịch Vụ của Facebook và Chính Sách về Quyền Riêng Tư. Tên Facebook, hình ảnh & các thông tin cá nhân khác của quý vị mà quý vị công khai trên Facebook sẽ xuất hiện cùng với bình luận của quý vị.